Skip Navigation
The Endowment for Human Development
The Endowment for Human Development
Improving lifelong health one pregnancy at a time.
Donate Now Get Free Videos

Multilingual Illustrated DVD [Tutorial]

The Biology of Prenatal Development




SINH HỌC PHÁT TRIỂN THAI NGHÉN

.tiếng Việt [Vietnamese]


National Geographic Society This program is distributed in the U.S. and Canada by National Geographic and EHD. [learn more]

Choose Language:
Download English PDF  Download Spanish PDF  Download French PDF  What is PDF?
 

Chapter 1   Introduction

Quá trình chức năng mà qua đó hợp tử đơn bào của cơ thể người trở thành một cơ thể trưởng thành có 100 nghìn tỷ tế bào có lẽ là hiện tượng phi thường nhất của tạo hóa.

Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu biết rằng nhiều chức năng thông thường được thực hiện bởi cơ thể trưởng thành thường được hình thành trong quá trình mang thai - một thời gian dài trước khi sinh.

Thời kỳ phát triển trước khi sinh ngày càng được hiểu là thời gian chuẩn bị mà trong quá trình đó con người đang phát triển có được nhiều cấu trúc, và rèn luyện nhiều kỹ năng, cần thiết cho sự sống sau khi sinh.

Chapter 2   Terminology

Việc mang thai trong cơ thể người thường kéo dài khoảng 38 tuần tính từ thời điểm thụ tinh, hoặc thụ thai, cho đến khi sinh.

Trong 8 tuần đầu sau khi thụ tinh, con người đang phát triển được gọi là phôi, có nghĩa là "đang lớn lên bên trong." Thời gian này, gọi là thời kỳ phôi thai, được đặc trưng bởi sự hình thành các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể.

Từ khi kết thúc 8 tuần cho đến cuối thai kỳ, "con người đang phát triển được gọi là thai nhi," có nghĩa là "đứa con chưa sinh." Trong quãng thời gian này, gọi là thời kỳ thai nghén, cơ thể lớn lên và các cơ quan bắt đầu hoạt động.

Tất cả các mức tuổi phôi và thai trong quá trình này nhằm chỉ thời gian từ khi thụ tinh.

The Embryonic Period (The First 8 Weeks)

Embryonic Development: The First 4 Weeks

Chapter 3   Fertilization

Nói về mặt sinh học, "sự phát triển cơ thể người bắt đầu từ lúc thụ tinh," khi phụ nữ và đàn ông cùng kết hợp 23 trong số các nhiễm sắc thể của họ thông qua sự kết hợp các tế bào sinh sản của họ.

Tế bào sinh sản của phụ nữ thường được gọi là "trứng" nhưng từ chính xác là noãn bào.

Tương tự như vậy, tế bào sinh sản của đàn ông thường được gọi là "tinh dịch" nhưng từ chính xác hơn là tinh trùng.

Sau khi noãn bào thoát khỏi buồng trứng của người phụ nữ trong quy trình gọi là rụng trứng, noãn bào và tinh trùng đi vào một trong các vòi tử cung, thường được gọi là các vòi Fallope.

Các vòi tử cung nối các buồng trứng của phụ nữ đến tử cung hay còn gọi là dạ con.

Phôi đơn bào do kết quả này được gọi là hợp tử, nghĩa là "kết hợp hay nhập với nhau."

Chapter 4   DNA, Cell Division, and Early Pregnancy Factor (EPF)

46 nhiễm sắc thể của hợp tử tượng trưng cho lần xuất bản đầu tiên duy nhất của một kế hoạch di truyền hoàn chỉnh của một cá nhân mới. Kế hoạch tổng thể này tập trung vào các phân tử xoắn chặt được gọi là DNA. Chúng bao hàm những chỉ dẫn cho sự phát triển của cơ thể hoàn chỉnh.

Các phân tử DNA giống như một thang xoắn được nhận biết là hình xoắn kép. Các bậc thang được tạo từ các cặp phân tử, hay các base, được gọi là guanine, cytosine, adenine, và thymine.

Guanine chỉ ghép cặp với cytosine, và adenine với thymine. Mỗi tế bào cơ thể người chứa khoảng 3 tỷ cặp base này.

DNA của đơn bào chứa nhiều thông tin đến mức nếu chúng được diễn đạt thành văn bản, chỉ cần liệt kê chữ cái đầu của mỗi base cũng sẽ mất trên 1,5 triệu trang văn bản!

Nếu xếp từ đầu đến cuối, DNA trong một đơn bào cơ thể người đo được 3 1/3 feet hay 1 mét.

Nếu chúng ta có thể duỗi tất cả các DNA trong 100 nghìn tỷ tế bào của cơ thể trưởng thành, nó sẽ dài trên 63 tỷ dặm. Chiều dài này bằng với độ dài từ mặt đất đến mặt trời và quay ngược lại 340 lần.

Khoảng 24 đến 30 giờ sau khi thụ tinh, hợp tử hoàn tất sự phân bào đầu tiên của nó. Thông qua quá trình gián phân, một tế bào tách thành hai, hai thành bốn, và cứ như thế.

Vào khoảng 24 đến 48 giờ sau khi sự thụ tinh bắt đầu, có thể xác nhận có thai bằng việc phát hiện một hoóc-môn gọi là "yếu tố có thai đầu tiên" trong máu của người mẹ.

Chapter 5   Early Stages (Morula and Blastocyst) and Stem Cells

Vào khoảng 3 đến 4 ngày sau khi thụ tinh, các phân bào của phôi có hình cầu và phôi được gọi là phôi dâu.

Khoảng 4 đến 5 ngày, một ổ hình thành trong bọc tế bào này và phôi lúc đó được gọi là túi phôi.

Các tế bào bên trong túi phôi được gọi là khối tế bào bên trong và tập trung ở đầu, thân, và các cấu trúc khác cần cho cơ thể người đang phát triển.

Các tế bào nằm trong khối tế bào bên trong gọi là tế bào thân phôi thai vì chúng có khả năng tạo thành mỗi một trong hơn 200 loại tế bào chứa trong cơ thể người.

Chapter 6   1 to 1½ Weeks: Implantation and Human Chorionic Gonadotropin (hCG)

Sau khi di chuyển xuống vòi tử cung, phôi giai đoạn đầu tự bám vào thành trong của tử cung người mẹ. Quá trình này, được gọi là sự bám phôi, bắt đầu 6 ngày và kết thúc 10 đến 12 ngày sau khi thụ tinh.

Các tế bào từ phôi đang lớn lên bắt đầu sản xuất một hoóc-môn gọi là gonadotrophin nhau thai, hay hCG, chất được phát hiện ra bởi hầu hết các xét nghiệm thai.

HCG điều khiển các hoóc-môn người mẹ để làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt thông thường, cho phép tiếp tục mang thai.

Chapter 7   The Placenta and Umbilical Cord

Sau khi bám phôi, các tế bào trên mặt ngoài của túi phôi tập trung ở phần cấu trúc gọi là nhau, có chức năng như một bề mặt chung giữa hệ tuần hoàn của người mẹ và của phôi thai.

Nhau thai truyền ôxy, chất dinh dưỡng, hoóc-môn, và dược phẩm từ người mẹ sang cơ thể người đang phát triển; loại bỏ tất cả các chất thải; và ngăn không cho máu mẹ trộn lẫn với máu của phôi và bào thai.

Nhau thai cũng sản xuất hoóc-môn và duy trì nhiệt độ của phôi và bào thai hơi cao hơn nhiệt độ của người mẹ.

Nhau thai tiếp xúc với cơ thể người đang phát triển thông qua mạch của dây rốn.

Khả năng duy trì sự sống của nhau sánh với với khả năng duy trì sự sống của các thiết bị chăm sóc đặc biệt có ở các bệnh viện hiện đại.

Chapter 8   Nutrition and Protection

Vào khoảng 1 tuần, các tế bào của khối tế bào bên trong tạo thành hai lớp gọi là nội bì và ngoại bì.

Nội bì tập trung cho túi noãn hoàng, là một trong những cấu trúc mà qua đó người mẹ cung cấp dưỡng chất cho phôi ban đầu.

Các tế bào từ ngoại bì tạo thành một màng được gọi là màng ối, mà trong đó phôi và sau này là thai nhi phát triển cho đến lúc sinh.

Chapter 9   2 to 4 Weeks: Germ Layers and Organ Formation

Vào khoảng 2 1/2 tuần, ngoại bì đã tạo thành 3 mô chuyên biệt, hay lớp mầm, gọi là ngoại bì, nội bì, và trung bì.

Ngoại bì có ở nhiều cấu trúc bao gồm não, tủy cột sống, dây thần kinh, da, móng, và tóc.

Nội bì tạo ra lớp lót của hệ hô hấp và bộ máy tiêu hóa, và sinh ra các bộ phận của những cơ quan chính như gan và tụy.

Trung bì tạo thành tim, thận, xương, sụn, cơ, tế bào máu, và các cấu trúc khác.

Vào khoảng 3 tuần não chia thành 3 bộ phận chính gọi là não trước, não giữa, và não sau.

Sự phát triển của các hệ hô hấp và tiêu hóa cũng đang thực hiện.

Khi các tế bào máu đầu tiên xuất hiện trong túi noãn hoàng, các mạch máu hình thành ở khắp phôi, và tim hình ống hiện ra.

Hầu như ngay lập tức, tim phát triển nhanh chóng tự gập lại khi những ngăn riêng biệt bắt đầu phát triển.

Tim bắt đầu đập vào lúc 3 tuần và 1 ngày sau khi thụ tinh.

Hệ tuần hoàn là hệ thống cơ thể đầu tiên, hoặc nhóm các cơ quan liên quan, để đạt được một trạng thái chức năng.

Chapter 10   3 to 4 Weeks: The Folding of the Embryo

Từ 3 đến 4 tuần, sơ đồ cơ thể hiện ra là não bộ, tủy cột sống, và tim phôi được nhận dạng dễ dàng kế bên túi noãn hoàng.

Sự phát triển nhanh làm nếp gấp của phôi tương đối phẳng. Quá trình này nhập phần túi noãn hoàng vào trong lớp lót của hệ tiêu hóa và tạo thành ngực và các khoang bụng của cơ thể người đang phát triền.

Embryonic Development: 4 to 6 Weeks

Chapter 11   4 Weeks: Amniotic Fluid

Khoảng 4 tuần màng ối trong suốt bao quanh phôi trong một túi đầy chất lỏng. Chất lỏng vô trùng này, gọi là nước ối, bảo vệ cho phôi khỏi bị tổn thương.

Chapter 12   The Heart in Action

Tim thường đập khoảng 113 lần trong mỗi phút.

Hãy chú ý tim đổi màu như thế nào khi máu đi vào và ra khỏi các ngăn tim với mỗi nhịp đập.

Tim sẽ đập khoảng 54 triệu lần trước khi sinh và trên 3,2 tỷ lần trong suốt quá trình 80 năm của đời người.

Chapter 13   Brain Growth

Sự phát triển não nhanh được chứng minh bằng sự thay đổi hình thức của não trước, não giữa, và não sau.

Chapter 14   Limb Buds

Sự phát triển của chi trên và dưới bắt đầu bằng sự xuất hiện của các mầm chi vào khoảng 4 tuần.

Da trong suốt vào thời điểm này vì nó chỉ là chỗ dày nhất của tế bào.

Khi da dày lên, nó sẽ mất đi sự trong suốt này, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ chỉ có thể xem các cơ quan bên trong phát triển trong khoảng một tháng.